Tiêu chảy ở trẻ em biểu hiện – nguyên nhân

Bài viết giới thiệu về tiêu chảy ở trẻ em, bao gồm các triệu chứng như phân lỏng hoặc tóe nước, biếng ăn, đau bụng và sốt. Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến ở trẻ em và có thể dẫn đến mất nước và sụt cân. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng tiêu chảy và mất nước gây ra khoảng 1,5 đến 2,5 triệu ca tử vong/năm trên toàn thế giới. Các nguyên nhân của tiêu chảy khác nhau tùy thuộc vào tính chất của nó (cấp tính hoặc mạn tính).

Tiêu chảy ở trẻ là gì ?

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ở các trẻ bình thường. Tiêu chảy ở trẻ em là một tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, và có thể gây ra mất nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tiêu chảy là một  trong những tình trạng thường gặp ở trẻ em,  Tiêu chảy và mất nước gây ra khoảng 1,5 đến 2,5 triệu ca tử vong/năm trên toàn thế giới. Nó chiếm khoảng 9% số trường hợp nhập viện ở Mỹ ở trẻ em < 5 tuổi.

Tiêu chảy có thể kèm theo biếng ăn, nôn mửa, giảm cân cấp tính, đau bụng, sốt, hoặc đi ngoài phân máu. Nếu tiêu chảy nặng hoặc kéo dài, có thể có mất nước. Ngay cả khi không mất nước, tiêu chảy mãn tính thường dẫn đến sụt cân hoặc không tăng cân.

Biểu hiện bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Biểu hiện điển hình của tiêu chảy là tình trạng phân lỏng và số lần đi ngoài tăng hơn so với thường lệ. Đồng thời, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Phân màu xanh hoặc đen
  • Đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Cảm giác đói, chán ăn
  • Sốt
  • Mệt mỏi, khó chịu
  • Mất nước, khô miệng
  • Thay đổi vị giác, không muốn ăn uống

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ

Nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy khác nhau tùy thuộc vào việc đó là cấp tính (2 tuần) hoặc mạn tính (> 2 tuần). Hầu hết các trường hợp tiêu chảy là cấp tính.

Tiêu chảy cấp thường có nguyên nhân

  • Viêm dạ dày ruột

  • Sử dụng kháng sinh

  • Dị ứng thức ăn

  • Ngộ độc thực phẩm

Hầu hết viêm dạ dày ruột là do vi rút; tuy nhiên, bất kỳ các nguyên nhân nào tại đường ruột cũng có thể gây tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy mãn tính thường có nguyên nhân

  • Các yếu tố dinh dưỡng

  • Nhiễm trùng

  • Bệnh celiac

  • Bệnh viêm đại tràng

Tiêu chảy mạn tính cũng có thể do bất thường về giải phẫu và các bất thường này ảnh hưởng tới sự hấp thu hoặc tiêu hóa.

Các dấu hiệu cảnh báo

 

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, và li bì (mất nước nặng)

  • Phân có máu

  • Nôn dịch mật

  • Đau bụng dữ dội và/hoặc bụng chướng căng

  • ban xuất huyết và/hoặc da xanh

     

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán

Cấp

 

Kháng sinh (ví dụ kháng sinh phổ rộng, nhiều kháng sinh dùng đồng thời)

 

Mối quan tạm thời giữa thời điểm bắt đầu tiêu chảy với việc dùng kháng sinh

 

Đánh giá lâm sàng

 

Vi khuẩn (ví dụ: chủng CampylobacterClostridioides difficile [trước đây là Clostridium difficile], Escherichia coli [có thể gây ra hội chứng tán huyết-urê huyết], chủng Salmonella, chủng ShigellaYersinia enterocolitica)*

 

Sốt, phân máu, đau bụng

 

Có thể có chấm xuất huyết hay da xánh (ở bệnh nhân có hội chứng huyết tán ure huyết cao)

 

Tiền sử tiếp xúc với động vật (E. coli) hoặc loài bò sát (Salmonella)

 

Tiền sử ăn thực phẩm chưa nấu chín (Salmonella)

 

Gần đây (< 2 tháng) sử dụng kháng sinh (C. difficile)

 

Quá nhiều trung tâm chăm sóc ban ngày

 

Cấy phân

 

Tìm bạch cầu trong phân

 

Nếu bệnh nhân bị bệnh, công thức máu, xét nghiệm chức năng thận, và cấy máu

 

Nếu gần đây bệnh nhân được dùng kháng sinh, cần xét nghiệm độc tố C. difficile trong phân

Dị ứng thức ăn hoặc ngộ độc thực phẩm Dị ứng: Phát ban mày đay, sưng môi, đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở trong vài phút tới vài giờ sau khi ăn

Ngộ độc: Buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy vài giờ sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn

 

Đánh giá lâm sàng

Ký sinh trùng (ví dụ, Giardia intestinalis [lamblia]Cryptosporidium parvum)* Bụng chướng hơi và co cứng bụng, phân có mùi hôi, biếng ăn

Có thể có lịch sử đi du lịch, sử dụng phải nguồn nước bị nhiễm khuẩn

Xét nghiệm phân tìm trứng và ký sinh trùng dưới kính hiển vi

Xét nghiệm kháng nguyên trong phân

Virus (ví dụ, astrovirus, calicivirus, adenovirus ruột, rotavirus)* < 5 ngày tiêu chảy phân không có máu

Thường nôn

Có thể có sốt

Có tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh

Mùa phù hợp với nhiễm khuẩn

Đánh giá lâm sàng

Mạn tính

 

Viêm ruột ở bệnh đại tràng vô hạch bẩm sinh

 

Chậm đi ngoài phân xu > 48 giờ sau khi sinh

 

Có thể có lịch sử táo bón kéo dài

 

Nôn dịch mật, bụng chướng, ốm yếu

 

X-quang bụng

 

Thụt barit

 

Sinh thiết trực tràng

Hội chứng ruột ngắn Tiền sử cắt ruột (ví dụ, viêm ruột hoại tử, xoắn ruột, hoặc bệnh Hirschsprung) Đánh giá lâm sàng
Không dung nạp lactose Bụng chướng hơi, xì hơi, tiêu chảy tóe nước

Tiêu chảy sau khi ăn các thức ăn từ sữa

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi cần làm test thở hydro

Đôi khi cần kiểm tra việc giảm nồng độ một sô chất trong phân (kiểm tra carbohydrate) và pH phân (< 6,0 chỉ ra có carbohydrate trong phân)

 

Không dung nạp sữa bò (dị ứng protein sữa)

Nôn

Tiêu chảy hoặc táo bón

Đại tiện phân máu

Nứ kẽt hậu môn

Chậm lớn

Triệu chứng mất đi khi không còn ăn đạm sữa bò

Đôi khi nội soi dạ dày hoặc đại tràng

Uống quá nhiều nước hoa quả Tiền sử uống quá nhiều nước hoa quả hoặc nước đường (4-6 oz/ngày) Đánh giá lâm sàng
 

Tiêu chảy mạn tính không đặc hiệu ở trẻ em (tiêu chảy của trẻ mới biết đi)

6 tháng-5 năm

Điển hình, đi ngoài phân lỏng 3-10 lần/ngày thường khi thức và đôi khi ngay lập tức sau khi ăn

Đôi khi có thể nhìn thấy cả thức ăn không tiêu hoá được trong phân

Trẻ phát triển, tăng cân, hoạt động và ăn uống bình thường

Đánh giá lâm sàng
 

Suy giảm miễn dịch (ví dụ, nhiễm HIV, Thiếu hụt IgA, hoặc thiếu hụt IgG)

Tiền sử của nhiễm trùng da, đường hô hấp hoặc đường ruột tái đi tái lại

Giảm cân hoặc chậm tăng cân

Kiểm tra HIV

Công thức máu toàn phần

Nồng độ globulin miễn dịch

 

Bệnh viêm đại tràng (ví dụ, Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng)

Phân máu, đau bụng co cứng, sút cân, chán ăn

Có thể là viêm khớp, loét miệng, tổn thương da, nứt kẽ hậu môn

Nội soi đại tràng
 

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan

Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, sụt cân Công thức máu toàn bộ để tìm bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi

Đôi khi xác định nồng độ IgE

Nội soi dạ dày và/hoặc nội soi đại tràng

 

Bệnh celiac (bệnh lý ruột không dung nạp gluten)

 

Triệu chứng bắt đầu sau khi bổ xung lúa mì vào khẩu phần ăn (thường là sau 4-6 tháng tuổi)

Chậm lớn

Đau bụng tái phát

Đầy hơi

Tiêu chảy hoặc táo bón

 

Công thức máu toàn phần

Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh học đối với bệnh celiac (kháng thể IgA đối với transglutaminase mô)

Nội soi sinh thiết tá tràng

Xơ nang Chậm lớn

viêm phổi hoặc khò khè tái phát

phân mỡ và mùi khó chịu

Chướng bụng, đầy hơi

Bài tiết chất béo trong phân sau 72-h

test mồ hôi

Xét nghiệm di truyền

Viêm da đầu chi ruột Đôi khi có ban vẩy nến đỏ, bong tróc khóe miệng Nồng độ Kẽm
Táo bón với đại tiện không tự chủ Lịch sử phân cứng

Đại tiện không tự chủ

X-quang bụng
* Cũng có thể gây tiêu chảy mạn tính.

Giải thích các dấu hiệu

 

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, sau nhiễm khuẩn, và giải phẫu bất thường thường là nhóm nguyên nhân gây tiêu chảy rõ ràng. Xác định thời gian tiêu chảy để biết đây tiêu chảy là cấp tính hay mãn tính. Mức độ nặng của bệnh cũng rất quan trọng. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp tính có nguyên nhân do virut, bệnh thường không nặng, bệnh có sốt và phân không có máu. Tuy nhiên, tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng; các triệu chứng bao gồm sốt, ỉa máu, và có thể có ban đỏ hoặc ban xuất huyết.

 

Các triệu chứng liên quan đến tiêu chảy mạn tính có thể rất khác nhau và các biểu hiện này có thể chồng lấp lên nhau. Ví dụ, Bệnh Crohn và bệnh celiac có thể cùng có loét miệng, một số có thể gây phát ban, và một số trường hợp gây chậm tăng trưởng. Nếu nguyên nhân không rõ ràng, cần tiến hành các xét nghiệm dựa trên triệu chứng lâm sàng.

Xét nghiệm

Xét nghiệm thường là không cần thiết trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp tự giới hạn. Tuy nhiên, nếu khám cho thấy một nguyên nhân khác với viêm dạ dày ruột do virus, cần phải kiểm tra các nguyên nhân nghi ngờ.

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Cần điều trị nguyên nhân đặc hiệu gây tiêu chảy (ví dụ chế độ ăn không chứa gluten cho trẻ bị bệnh celiac).

Điều trị thồng thường tập trung vào vấn đề mất nước, chủ yếu bù nước qua đường uống. Hiếm khi có chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch. (THẬN TRỌNG: Thuốc chống tiêu chảy [ví dụ, loperamide] không được khuyến cáo cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ.)

Bù nước

Dung dịch bù nước qua đường miệng (ORS) cần chứa phức hợp carbohydrate 2% hoặc glucose và Natri 50 đến 90 mEq/L (50 to 90 mmol/L). Nước uống sau tập thể thao, nước soda, nước trái cây, và đồ uống tương tự không đáp ứng các tiêu chí này và không nên sử dụng. Chúng thường có quá ít natri và quá nhiều carbohydrate để tận dụng sự đồng vận chuyển natri/glucose, và hiệu quả thẩm thấu của carbohydrate dư thừa có thể dẫn đến mất thêm dịch.

ORS được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo và có sẵn trên thị trường một cách rộng rãi mà không cần kê đơn. Các dung dịch pha cũng sẵn có tại hầu hết các hiệu thuốc và siêu thị.

Nếu trẻ nôn, trẻ cần được sử dụng thường xuyên với một số lượng nhỏ, bắt đầu với 5 mL, 5 phút một lần và tăng dần theo khả năng dung nạp ( xem Bù dịch đường uống). Nếu trẻ không nôn, số lượng ban đầu không hạn chế. Trong cả hai trường hợp, thông thường 50 mL/kg trong 4 giờ đối với mất nước nhẹ, và 100 mL/kg trong 4 giờ đối với mất nước mức độ trung bình. Đối với mỗi lần tiêu chảy, bù 10 mL/kg (lên đến 240 mL). Sau 4 giờ, bệnh nhân được đánh giá lại. Nếu dấu hiệu mất nước vẫn còn, việc bù nước tương tự được lặp lại.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần ăn một chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi ngay khi trẻ được bù nước và không nôn. Trẻ nhũ nhi có thể tiếp tục sữa mẹ hoặc ăn sữa công thức.

Đối với tiêu chảy mạn tính không đặc hiệu ở trẻ em (tiêu chảy của trẻ mới biết đi), nên tăng chất béo và chất xơ trong khẩu phần, và lượng nước đưa vào (đặc biệt là nước ép trái cây) phải giảm.

Đối với các nguyên nhân tiêu chảy mạn tính khác, cần duy trì dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là vitamin tan trong dầu.

Một số điều cha mẹ không được quên khi có con đang bị tiêu chảy:

– Cho trẻ uống lượng nước gần như gấp đôi lượng ngày thường để bổ sung lượng nước cho cơ thể.

– Không bỏ bữa của trẻ

– Không dùng sữa thay cho các bữa ăn vì sữa chứa nhiều vi chất nhưng lại là thực phẩm dễ khiến bạn gặp tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra các loại thức ăn có nhiều chất xơ cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.

– Cha mẹ cần lưu ý thêm chế độ và giờ ăn của trẻ. Nếu trẻ không ăn đủ lượng thức ăn sẽ rất có nguy cơ suy dinh dưỡng nghiêm trọng sau khi bị tiêu chảy. Cha mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để con có thể ăn đủ thức ăn nếu bé biểu hiện chán ăn hay nôn nhiều. Hãy chọn những món như súp hoặc cháo phù hợp với tình trạng tiêu chảy ở trẻ

Nguồn: msdmanuals

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *